Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì?

Để hiểu giá trị sổ sách của cổ phiếu, bạn cần nắm rõ giá trị sổ sách là gì. Đây là khái niệm được dùng nhiều trong kế toán và đã được GmStock chia sẻ kỹ lưỡng trong bài viết trước đây.

Với mỗi doanh nghiệp, giá trị sổ sách dựa trên chi phí ban đầu của tài sản trừ đi mọi khấu hao. Nếu hiểu theo truyền thống, giá trị sổ sách của doanh nghiệp chính là giá trị tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu được viết tắt là BVPS (Book Value Per Share). Đây là phần giá trị được xác định theo giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành.

Chỉ số BVPS được tính theo công thức sau:

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trường hợp doanh nghiệp có nợ, được tính như sau:

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế.

Nợ phải trả = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của chỉ số BVPS đối với nhà đầu tư

Với các nhà đầu tư, chỉ số BVPS có ý nghĩa vô cùng quan trọng. BVPS chính là yếu tố cấu thành nên chỉ số P/B. Đây là hệ số giá trị sổ sách (P/B – Price per Book Value) được dùng để so sánh giá trị cổ phiếu trên thị trường với giá trị đích thực của doanh nghiệp.

Hệ số P/B được tính theo công thức:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu

Hoặc

P/B = Vốn hóa cổ phiếu /Giá trị sổ sách

Hệ số P/B được nhiều nhà đầu tư sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Có những trường hợp sau:

  • • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • • P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có thể được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá liệu giá cổ phiếu có bị định giá thấp hay không bằng cách so sánh nó với giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu của công ty.

Hệ số P/B cao hơn kỳ vọng cho thấy cổ phiếu đang tốt. Thị trường cũng kỳ vọng nhiều về triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Vì thế các nhà đầu tư thường sẵn sàng chi trả tiền nhiều hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Ngược lại, hệ số P/B thấp có nghĩa cổ phiếu đang được định giá thấp hoặc cũng có thể do doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hệ số P/B thấp chưa hẳn đã xấu bởi công ty sở hữu giá trị tài sản lớn hoặc ít nợ vay cũng ảnh hưởng đến chỉ số này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu luôn có sự biến chuyển. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào định hướng kinh doanh, quyết định của doanh nghiệp. Đương nhiên, với bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn giá trị của cổ phiếu luôn là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức giá trị này. Cụ thể:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng hay còn được gọi là lãi ròng, lợi nhuận sau thuế, chính là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết các chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi công ty tạo ra lợi nhuận ròng, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ tăng. Đó là bởi lợi nhuận ròng được chuyển sang vốn chủ hoặc lợi nhuận giữ lại phục vụ cho kế hoạch kinh doanh.

Vì thế, các công ty, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ròng lớn, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ ngày càng tăng. Đương nhiên, đây chính là điều các nhà đầu tư cổ phiếu luôn mong nhất.

Lỗ ròng

Lỗ ròng là khi chi phí vượt quá thu nhập hoặc tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Các doanh nghiệp bị lỗ ròng không nhất định phải phá sản vì họ có thể chọn sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc các khoản vay để tồn tại.

Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ ròng không nhất định phải phá sản. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản vay để duy trì. Đồng thời, số tiền tương tự sẽ được chuyển sang bảng cân đối kế toán, khiến khoản dự trữ sẽ giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị sổ sách bị giảm.

Cổ tức

Cổ tức được hiểu là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh và trích lập các quỹ dự phòng gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông gọi là cổ tức.

Mua lại cổ phần

Doanh nghiệp sẽ mua cổ phần của chính mình từ thị trường trong nhiều trường hợp. Cổ phần này có thể thuộc sở hữu của các cổ đông hoặc của nhà đầu tư tự do. Số tiền doanh nghiệp sử dụng để mua cổ phiếu sẽ được điều chỉnh trong tài khoản bằng cách giảm giá trị sổ sách của công ty.

Hạn chế của giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Độ trễ về thời gian

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là con số động liên tục thay đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng nắm được sự thay đổi này. Chỉ sau khi công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính, nhà đầu tư mới nắm được giá trị sổ sách thực.

Không chính xác tuyệt đối

Giá trị sổ sách là một mục kế toán và có thể điều chỉnh và có thể không dễ hiểu và đánh giá. Do các qui tắc thực hành kế toán liên quan đến khấu hao, một công tu có thể bị buộc phải báo cáo gái trị cao hơn của thiết bị mặc dù giá trị của nó có thể đã giảm.

Không phải tiêu chí đánh giá doanh nghiệp

Giá trị sổ sách chỉ là một phần để đánh giá năng lực, tình hình kinh doanh của công ty. Đây không phải tiêu chí toàn diện để xác định công ty đang lỗ hay lãi. Đồng thời cũng không phải cơ sở xác định tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó.