Bên cạnh da bị kích ứng mỹ phẩm, thì dị ứng kim loại ảnh hưởng rất lớn đến làn da, biểu hiện ban đầu là gây sưng đỏ rồi bỏng rộp trên da. Tuy nhiên, nếu để lâu những biểu hiện này sẽ nặng nề hơn.
Dị ứng là một hiện tượng xảy ra khi cơ thể chúng ta gặp tác nhân gây dị ứng như: môi trường, thức ăn, lông động vật, nọc độc côn trùng, phấn hoa, bụi bẩn, kim loại… Những chất này thường được gọi là dị nguyên.
Khi cơ thể dị ứng kim loại cũng đồng nghĩa với hệ miễn dịch của bạn đã tiếp xúc với một thành phần nào đó trong kim loại khiến chúng hoạt động “mạnh hơn”. Cụ thể là khi dị nguyên kim loại chạm vào da hay đi vào cơ thể sẽ tạo nên phản ứng quá mẫn.
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên kim loại, làn da sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như ngứa, ban đỏ… Dị ứng với kim loại chia thành 2 cấp độ là: Dị ứng kim loại cấp tính và dị ứng kim loại mãn tính.
Vậy khi dị ứng với kim loại có nguy hiểm không? Thông thường tình trạng dị ứng do dị nguyên kim loại chỉ gây ra các biểu hiện bên ngoài da và không ảnh hưởng đến tình mạng. Hơn nữa những biểu hiện này sẽ bắt đầu khỏi hẳn sau một thời gian ngưng tiếp xúc với kim loại đó.
Tuy nhiên, nếu như các bạn vẫn tiếp xúc gần với dị nguyên kim loại sẽ chuyển sang tình trạng dị ứng kim loại nặng. Lúc này, rất có thể chuyển sang mãn tính và khó điều trị. Từ đó làn da bị tổn thương không có thời gian phục hồi. Lâu dần sẽ hình thành sẹo thâm, mất thẩm mỹ.
Khi nhắc đến dị ứng với kim loại, tình trạng dị ứng với Niken là phổ biến nhất. Phát hiện được biểu hiện của tình trạng dị ứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả hơn:
Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này cũng giống với dị ứng thời tiết là xuất hiện các tổn thương da ở dạng chàm. Đặc biệt là những vùng da có tiếp xúc với những vật dụng kim loại hay những hợp kim chứa Niken. Những vị trí thường xuất hiện dị ứng là: vùng cổ tay đeo đồng hồ, trang sức; vùng bụng hay quanh rốn nơi tiếp xúc với khuy, cúc quần…
Trong trường hợp dị ứng kim loại nặng sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ. Đôi lúc làn da sẽ bị nhiễm trùng, xuất hiện tình trạng rát đỏ và các nốt này chứa đầy mủ. Những triệu chứng này sẽ không còn xuất hiện khi làn da không tiếp xúc với dị nguyên kim loại nữa.
*Hiện tượng phát ban đỏ do dị ứng với kim loại sẽ xuất hiện trong khoảng 12H – 48H và sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tuần.
Để điều trị dị ứng nổi đỏ do kim loại cần xác định được nguyên nhân của dị ứng và tránh xa dị nguyên. Đồng thời các bạn có thể điều trị theo các phương pháp sau:
Khi xuất hiện tình trạng dị ứng do dị nguyên kim loại gây ra các bạn cần đến gặp các bác sĩ da liễu hay chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị tình trạng dị ứng đúng cách. Sau quá trình thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc điều trị phù hợp.
Thông thường, các bạn sẽ được kê kem hydrocortisone để giúp giảm tình trạng ngứa và rát da (một số loại được dùng mà không cần kê đơn). Bên cạnh đó, các bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm để điều trị tình trạng da khô.
Nếu bạn dị ứng kim loại khi đeo bông tai, thì rất có thể các bạn đã bị kích ứng bởi tạp chất trong bông tai. Lúc này các bạn có thể đổi trang sức bằng những nguyên liệu khác như: da, gỗ, nhựa, thép y tế…
Đeo trang sức đúng cách sẽ giúp làn da bạn thông thoáng hơn sẽ giúp giảm tối đa các hiện tượng phản ứng da và hợp chất trên kim loại. Chính vì vậy, các bạn cần điều chỉnh trang sức ở độ rộng phù hợp, không nên đeo quá chặt để tránh yếm khí vùng da tiếp xúc…
Nếu như các bạn thường xuyên đeo các loại trang sức kim loại, hãy đảm bảo rằng những loại trang sức đều phải đạt chất lượng. Ví dụ như da bạn dị ứng với các loại trang sức vàng 10 karat có thể đổi sang trang sức có chất lượng hơn là vàng 14 hoặc 18 karat.
Nguyên nhân là vì các chất liệu tạo nên vàng ít karat sẽ chứa nhiều kim loại hơn như đồng hay niken. Ngược lại những dòng trang sức có karat cao thường sẽ ít tạp chất hơn nên không gây ra tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm những loại trang sức tốt cho sức khỏe người đeo để an toàn cho làn da.
Trước khi mua bất kỳ dòng trang sức nào các bạn cũng cần xem kỹ nhãn mác để chọn được những loại trang sức không chứa Niken hay có ít thành phần gây dị ứng da. Các loại trang sức làm từ thép y tế không gỉ hay titan sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn dễ bị dị ứng kim loại.
Bã nhờn, mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn… lâu ngày tích tụ nhiều trên các kẽ trang sức sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng trên da. Chính vì vậy, trước khi đeo trang sức bạn nên vệ sinh thật kỹ bằng cách rửa nước ấm, xà phòng dịu nhẹ và chà bằng bàn chải đánh răng sợi mềm. Dùng khăn bông lau khô nước rồi mới đeo trên da.
Dị ứng kim loại là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bạn không hiểu về tình trạng này, dẫn đến để bệnh tiến triển sang nặng và khó điều trị. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích về tình trạng dị ứng này. Từ đó sẽ có biện pháp phòng ngừa và cách điều trị phù hợp.
Theo mevacon
ĐểTiếp nối sự thành công của các mùa giải trước, Pocari Sweat Run Việt Nam…
Phát động Cuộc thi Thiết kế Logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam…
Ký túc xá Cỏ May (TP Thủ Đức, TPHCM) dành 100 chỗ ở miễn phí,…
VinFast VF 6 là mẫu xe hội tụ đủ những đặc điểm mà các gia…
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng trên hệ thống…
Herbalife Việt Nam đồng hành với Lễ Xuất Quân cho các vận động viên Đoàn…