“Mụn đầu đen có nên nặn không?” là thắc mắc của nhiều chị em khi chăm sóc da. Cùng xem chuyên gia giải đáp về vấn đề này như thế nào bạn nhé!

Mũi và má là 2 vị trí thường xuất hiện mụn đầu đen, điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Để xử lý những nốt mụn đầu đen một số người dùng các sản phẩm lột mụn hay phổ biến hơn là tự nặn mụn hoặc tới các cơ sở nặn mụn.

Vậy mụn đầu đen có nên nặn không? Có nên đi nặn mụn đầu đen không? Hãy cùng tham khảo những thông tin về mụn đầu đen dưới đây nhé!

Xác định rõ mụn đầu đen

Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc mụn đầu đen có nên nặn không thì cần xác định rõ đâu là mụn đầu đen. Bởi vì, mụn đầu đen dễ bị nhầm lẫn với chấm đen nhỏ – là sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Nếu cố nặn những sợi bã nhờn này thì có thể khiến da bị tổn thương, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng da.

Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn. Nó thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, đen và cứng. Càng để lâu thì mụn đầu đen càng khiến lỗ chân lông to ra, khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành hoặc diễn biến tệ hơn là do một số yếu tố như:

  • Các tuyến dầu hoạt động quá mức
  • Gen di truyền
  • Tình trạng nội tiết
  • Kinh nguyệt
  • Vấn đề tâm lý như căng thẳng
  • Một số loại thuốc
  • Sản phẩm chăm sóc da làm bít lỗ chân lông
  • Tiếp xúc với điều kiện ô nhiễm hoặc nhiệt độ ẩm
  • Mồ hôi
  • Nặn hoặc chạm vào các vùng da tổn thương
  • Chà xát mạnh vào da.

Mụn đầu đen có nên nặn không?

Tương tư đó cũng có một số câu hỏi như có nên nặn mụn đầu đen ở má không? Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không? Lưng có mụn đầu đen có nên nặn không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN nếu như bạn không biết cách nặn đúng nặn chuẩn cũng như không biết cách chăm sóc sau khi nặn mụn đầu đen. Một số lý do không nên nặn mụn đầu đen như:

Không loại bỏ được mụn đầu đen từ tận gốc

Mụn đầu đen khá đàn hồi và khó loại bỏ. Bạn có thể nặn mụn ra tạm thời nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Điều này khiến da dễ bị kích ứng và có khả năng tăng thêm vi khuẩn bên trong, gây vết thâm và dẫn tới mụn trở thành u nang hoặc nốt sần.

Trong quá trình đó, vô tình chúng ta đã kéo dãn lỗ chân lông của bạn mà có thể làm cho nó mở rộng vĩnh viễn. Vậy nên nếu ai hỏi bạn mụn đầu đen có nên nặn không thì hãy trả lời không nên nhé!

Dầu và vi khuẩn có thể gây ra nhiều mụn đầu đen

Mụn đầu đen có chứa vi khuẩn bên dưới bề mặt da, thường ở trong các lỗ chân lông. Khi bạn cố nặn mụn, vi khuẩn có nguy cơ lan ra các vùng xung quanh. Việc này có thể làm lây lan vi khuẩn đến các vùng khác và làm tắc các lỗ chân lông liền kề gây sẩnn mụn, hoặc mụn nhọt, hình thành. Đồng thời nặn mụn cũng làm tăng nguy cơ để lại sẹo mụn trên da.

Kích ứng da

Mụn đầu đen có nên nặn không? Không nên vì việc nặn sẽ tạo nên sự chèn ép, áp lực lên da, từ đó gây kích ứng làn da. Tệ hơn, việc làm này có thể gây viêm ở khu vực mà bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen và cũng như để lại nhiều vết sẹo mụn.

Thỉnh thoảng các mô xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển các đốm đen do tăng sắc tố sau viêm. Mụn đầu đen là tạm thời nhưng sẹo và các đốm đen thì không vì thế hãy tránh làm cho da bị tổn thương nhé.

có nên nặn mụn đầu đen không

Cách điều trị mụn đầu đen

Khi đã trả lời được thắc mắc mụn đầu đen có nên nặn không thì theo bạn làm sao để trị mụn đầu đen tại nhà mà không cần nặn? Bạn có thể sử dụng các sản phẩm như miếng dán làm sạch lỗ chân lông, retinoids hay các loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic. Tuy nhiên, việc sử dụng miếng dán se khít lỗ chân lông có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến kích ứng và khô da.

Hầu hết mụn đầu đen hình thành là do da sản xuất quá nhiều dầu thừa. Vậy nên, bạn cần tìm kiếm một sản phẩm loại bỏ lớp dầu thay vì loại bỏ mụn đầu đen, tức là giải quyết nguyên nhân gây mụn thay vì loại bỏ hậu quả một cách không triệt để.

Cách chăm sóc da có mụn đầu đen

Thay vì băn khoăn mụn đầu đen có nên nặn không hay có nên đi nặn mụn đầu đen không thì bạn nên chăm sóc làm da mụn một cách kiên nhẫn và tỉ mỉ. Như vậy làm da sẽ có sự cải thiện từng ngày. Cụ thể như:

  • Không nên rửa mặt với nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như không nên chà xát mặt khi rửa
  • Tránh dùng toner, kem tẩy tế bào chết và xà phòng có tính kiềm mạnh trên vùng da mụn
  • Tránh nặn, cọ xát hoặc chạm vào vùng da mụn
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da làm bịt kín lỗ chân lông.
  • Rửa mặt đúng cách và nhẹ nhàng các vùng da mụn mỗi ngày 1 hoặc 2 lần với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm
  • Tẩy trang vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu như kem chống nắng
  • Đối với những người có da khô, nên sử dụng các chất làm mềm da không chứa chất tạo mùi
  • Sử dụng dao cạo râu cẩn thận
  • Tốt hơn hết bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có những khuyến cáo cũng như lời khuyên cụ thể khi bạn phân vân rằng mụn đầu đen có nên nặn không trong khi chăm sóc và điều trị da

có nên nặn mụn đầu đen ở má không

Biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen

Để không phải rơi vào trạng thái phân vân mụn đầu đen có nên nặn không và kiềm chế bản thân không tác động vào da thì việc chủ động ngăn ngừa và phòng tránh rất quan trọng. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa mụn đầu đen gồm:

Với người có da nhạy cảm hoặc da khô dễ bong tróc

  • Tẩy da chết nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc bàn chải khô.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để giữ ẩm cho da
  • Uống nhiều nước trong ngày để có một làn da khỏe mạnh hơn
  • Làm sạch da đúng cách khỏi lớp trang điểm trước khi đi ngủ

Với người có da dầu

  • Đắp mặt nạ đất sét để hấp thụ bớt lượng dầu dư thừa trên da, giúp da mịn hơn
  • Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để hòa tan bã nhờn và dầu thừa, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da
  • Tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng baking soda để hút dầu và se khít lỗ chân lông
  • Sử dụng kem dưỡng hoặc serum retinol để dưỡng da
  • Thoa thêm kem chống nắng mỗi ngày

có nên đi nặn mụn đầu đen không

Vậy là bạn đã tìm được đáp án cho thắc mắc mụn đầu đen có nên nặn không rồi đúng không nào. Việc nặn mụn đầu đen không phải là cách điều trị tận gốc mà còn gây ra những tổn thương cho làn da, khiến bạn càng tự ti hơn. Do đó, bạn nên tìm cách phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn cũng như xây dựng thói quen chăm sóc da lành mạnh để luôn tươi tắn và xinh đẹp nhé!

 

Theo mevacon