Nông dân Samuel Benner đã ghi chú ở cuối phát hiện của mình về chu kỳ vận động của giá tài sản rằng: “Điều chắn chắn! Hãy lưu nó lại và theo dõi nó!”. Gần 2 thế kỷ trôi qua, ghi chú này bắt đầu được quan tâm trở lại.

Những con số đơn giản của một người nông dân

Benner thua lỗ nghiêm trọng trong khủng hoảng năm 1873. Sau đó, ông tìm hiểu và xuất bản cuốn sách có ghi chép về chu kỳ tăng giảm giá các tài sản. Chu kỳ này không hề phức tạp với những công thức toán học của ngành tài chính định lượng. Nó đơn giản dựa trên chu kỳ mặt trời (Solar cycle) 11 năm và chu kỳ giá các sản phẩm nông nghiệp do ông tự khám phá.

Bằng tư duy của người nông dân, Benner cho rằng chu kỳ 11 năm của mặt trời sẽ tác động lớn đến năng suất cây trồng. Từ đó, giá của các sản phẩm nông nghiệp cũng ảnh hưởng theo chu kỳ. Trong đó, chu kỳ giá ngô là 5 năm, của giá lợn là 6 năm, của giá bông là 11 năm. Và của giá kim loại (pig iron) có phần phức tạp hơn theo tuần tự 11, 9, 7.

Từ đó, Benner viết nên một lời tiên tri cho thị trường tài chính. Dòng A là năm hoảng loạn. Dòng B là năm tăng trưởng để bán cố phiếu và tài sản. Dòng C là các năm suy thoái để tích lũy và mua vào (xem hình trên).

Benner đã vẽ nên viễn cảnh đến tận năm 2059, dù rằng nền nông nghiệp ngày nay đã hoàn toàn khác xa sau gần hai thế kỷ.

Những trùng hợp bất ngờ

Những cuộc khủng hoảng toàn chính toàn cầu vào những năm 1998, 2008, 2019 đều đã rơi vào năm hoảng loạn và suy thoái theo tính toán của Benner. Bằng cách nào đó, chu kỳ mặt trời không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn… toàn bộ nền kinh tế. Theo lời tiên tri của Benner thì năm 2023 là cơ hội tốt để tích lũy cho đến khi chốt lời vào năm 2026. Dù vậy, không phải ai cũng tin vào lý thuyết trên, có chăng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.